Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

UBND QUẬN THỦ ĐỨC KÝ KẾT CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VỚI HỘI NÔNG DÂN (24/09/2009)



Sáng ngày 24/09/2009, Ủy ban nhân dân Quận Thủ Đức tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp với Hội nông dân triển khai chương trình hành động của Quận ủy thực hiện Nghị quyết số 43 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đến dự và phát biểu có đ/c Nguyễn văn Hòa Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Tuyên huấn Thành Hội. Đại diện Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận Thủ Đức Bà Trần thị Hạnh quận ủy viên, Phó Chủ Tịch UBND Quận, và các đ/c đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của quận. Về phía Hội nông dân có Bà Huỳnh thị Hoa phó chủ tịch Hội nông dân quận Thủ Đức và Ban thường vụ Hội nông dân Thủ đức cùng với 200 cán bộ, hội viên nông dân tham dự

Bà Trần thị Hạnh QUV-Phó Chủ tịch UBND quận và Bà Huỳnh thị Hoa Chủ tịch Hội nông dân quận Thủ Đứcbắt tay thể hiện sự quyết tâm thực hiện chương trình hành động của quận ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Hội nghị đã thông qua Chương trình hành động só 28-CTr/QU của quận ủy, về thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kế hoạch số 122/KH-UBND thực hiện chương trình hành động của quận ủy; và chương trình phối hợp giữa Ủy ban nhân dân quận với Hội nông dân quận Thủ đức theo những nội dung cơ bản như sau:

Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các phòng, ban, UBND các phường cụ thể hóa xây dưng kế hoạch tổ chức thực hiện theo kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 03/09/2009 của Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thực hiện công khai hóa quy hoạch đất nông nghiệp, vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, tăng giá trị hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, củng cố và phát triển các hình thức họp tác như liên kết, liên doanh cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, nồng cốt trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" như điện; đường; trường, trạm, thông tin liên lạc, nước sạch, môi trường sinh thái...phù hợp với tiến trình đô thị hóa nông thôn. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới đến năm 2010 còn 700 hộ và đến năm 2015 là cơ bản hoàn thành chương trình giảm hộ nghèo tăng hộ khá thông qua phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu. Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quận nhà và thành phố nói riêng và cả nước nói chung

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2009

TẶNG TIVI CHO NÔNG DÂN NGHÈO THỦ ĐỨC




Tổng quan quận Thủ Đức

Thủ Đức sau ngày 30-4-1975 là huyện ngoại thành, nằm ở phía Đông – Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, huyện Thủ Đức được phân chia thành 3 quận: quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức theo nghị định 03/CP của Chính Phủ ban hành ngày 6-1-1997. Quận Thủ Đức mới có diện tích 47,76 km2, bao gồm diện tích và dân số của các xã Linh Đông, Linh Trung, Tam Bình, Tam Phú, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, thị trấn Thủ Đức, một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Hiệp Phú, Tân Phú và Phước Long. Sau khi trở thành quận, các xã đều đổi tên thành phường. Quận Thủ Đức có 12 phường gọi tên theo xã trước đây: Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh Trung, Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Trường Thọ, Bình Chiểu, Bình Thọ, Tam Bình; dân số tính đến nay là khoảng 250.000 người.
Vốn là một huyện ngoại thành, Thủ Đức không có nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội. Ba con đường lớn chạy qua huyện Thủ Đức trước kia và quận Thủ Đức ngày nay đều thuộc quốc lộ: xa lộ Hà Nội, quốc lộ 13 và xa lộ vành đai ngoài(là xa lộ Đại Hàn cũ). Nhiều năm qua, nhất là từ khi trở thành quận, nhiều tuyến đường trong quận được mở, nâng cấp, toàn bộ cầu khỉ được thay bằng cầu bê tông. Những con đường mới, những cây cầu đã nối vùng gò đồi với vùng bưng, tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, qua đó thúc đẩy sản xuất công – nông nghiệp cùng phát triển.
Đường sắt quốc gia chạy qua quận Thủ Đức đang được nâng cấp, kể cả ga Bình Triệu, ga Sóng Thần, tạo cho Thủ Đức thêm một lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Bao bọc 3 mặt Thủ Đức là hai con sông lớn, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, phục vụ vận chuyển hàng hóa nông sản và thực phẩm của các công ty lớn trên địa bàn như Công ty xi măng Hà Tiên 1, Công ty Cơ điện Thủ Đức và Khu chế xuất Linh Trung, Khu công nghiệp Bình Chiểu. Quận Thủ Đức có điều kiện lý tưởng xây dựng một số cảng sông.
Sản xuất nông nghiệp
Cũng như các huyện ngoại thành khác, Thủ Đức trước ngày giải phóng là “vành đai trắng”, là “vùng tự do bắn phá” của Mỹ ngụy, vì thế quá trình khôi phục sản xuất nông nghiệp gặp vô và khó khăn, thậm chí phải chịu hi sinh khi rà phá bom mìn để biến vùng đất hoang hóa trở thành những cánh đồng lúa xanh ngút tầm mắt(chỉ trong 3 năm 1976-1978, Thủ Đức đã khôi phục khoảng 11.000 ha trong 14.000 ha của “vành đai trắng”)Hệ thống thủy lợi nội đồng được xây dựng ngay trong những năm đầu sau ngày 30-4-1975, vừa giải quyết tình trạng nập úng, vừa tăng năng suất các loại cây trồng, đưa cây lúa vào canh tác 2 đến 3 vụ/năm.
Chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng – vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp ở Thủ Đức mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. Hàng loạt sản phẩm chuyển thành hàng hóa có giá trị như mai vàng, bon sai, hoa lan, cây cảnh, xoài, thanh long và các loại rau, củ, quả. Thủ Đức cũng thành công lớn trong “chương trình bò sữa”.
Đất sản xuất lúa của Thủ Đức ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa nhanh và dành cho phát triển công nghiệp, thương mại nên năm 2004 chỉ còn khoảng 1.400 ha. Nhưng do chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, cho nên số đất chuyển đổi ấy mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với trồng lúa. Có thể nói người dân Thủ Đức đã và đang biến từng tấc đất thành tất vàng.
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Dù mang tên là huyện, nhưng Thủ Đức lại là vùng đất làm “cầu nối “ giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ giàu tiềm năng công nghiệp, do đó ngay trên địa bàn Thủ Đức, dưới chế độ cũ đã hình thành một số cụm công nghiệp và hàng chục nhà máy nằm rải rác trong các khu dân cư. Công ty xi măng Hà Tiên, Công ty Cơ điện, Nhà máy điện có mặt từ rất sớm ở Thủ Đức, là ba trong số hơn 100 nhà máy có quy mô khá do tư bản nước ngoài và tư bản Hoa kiều làm chủ. Cuối năm 1974 và đặc biệt là đầu năm 1975, trước nguy cơ sụp đổ không tránh khỏi của ngụy quyền, giới chủ tư bản công nghiệp đã tháo gỡ máy móc “tùy nghi di tản”, gây nên sư xáo trộn rất lớn trong xã hội 25.000 công nhân thất nghiệp sau ngày 30-4-1975 là hậu quả của hành động phá hoại sản xuất ấy.
Nhưng chính những người thợ này đã trở thành những người đầu tiên khôi phục sản xuất sau khi chính quyền cách mạng tiếp quản những cơ sở sản xuất còn lại hoặc chỉ còn một phần.
Chính sách đổi mới kích thích người lao động và các thành phần kinh tế phát huy nội lực, tạo ra hàng loạt cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhiều ngành hàng truyền thống mai một trong những năm chiến tranh đã tìm lại chỗ đứng của mình, như ngành sơn mài, gốm sứ, thêu – đan, đồ gỗ mỹ nghệ…Ngành hàng phát triển mạnh ở Thủ Đức thập niên 90 là vật liệu cơ khí, phụ tùng thay thế và một số máy công cụ…
Sự khôi phục và phát triển nhanh của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong những năm đổi mới đã làm tăng tỷ trọng trong tổng giá trị kinh tế của Quận lên 62% - một trong những Quận có tỷ trọng công nghiệp cao nhất thành phố Hồ Chí Minh.Công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện củng cố và phát triển giai cấp công nhân. Năm 1997, trước khi tách quận, công nhân công nghiệp Thủ Đức hơn 42.000 người (số liệu thống kê 1996). Thủ Đức có thêm hàng ngàn công nhân xây dựng khi cả ba quận trên địa bàn huyện Thủ Đức trở thành những công trường xây dựng lớn, tấp nập suốt ngày đêm.
Thủ Đức cũng là địa phương hấp dẫn các nhà đầu tư. Khu chế xuất Linh Trung đã được lấp kín; Khu công nghiệp Bình Chiểu cũng được các nhà đầu tư thuê hết mặt bằng xây dựng nhà máy sản xuất. Thủ Đức đang xây dựng khu xuất xuất Linh Trung 2 cho các nhà đầu tư có nhu cầu làm ăn lâu dài trên vùng đất này.
Giá trị tổng sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của quận Thủ Đức tăng trưởng nhanh, đặc biệt từ năm tách quận. Năm 1995 giá trị sản lượng của ngành công nghiệp huyện Thủ Đức (bao gồm 3 quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9) lá 118 tỉ đồng, đến năm 1997, riêng quận Thủ Đức đã là 248 tỉ đồng. Trong các năm tiếp theo, đặc biệt là từ năm 2000, tỉ lệ tăng trưởng giá trị sản lượng đạt bình quân hơm 50% / năm. Năm 2000 là 529,4 tỉ, năm 2002 là 902,7 tỉ, năm 2003 là 1.119,6 tỉ và năm 2004 đạt 1.444,12 tỉ đồng.
Là địa phương có nền sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp lâu năm, từ năm 1991 đến nay, nhiều mặt hàng truyền thống của Thủ Đức nhanh chóng có chỗ đứng trong nước là tại thị trường nhiều nước.
Thương mại – dịch vụ
Ngành thương mại Thủ Đức phát triển rất sớm. Ba mươi năm qua, chợ Thủ Đức tuy không lớn – vẫn là trung tâm mua ban tấp nập, có sức hấp dẫn khách hàng trong và ngoài quận.
Cũng như vùng chợ Lớn, Thủ Đức là nơi có một số người Hoa chuyên nghề kinh doanh. Theo một thống kê, trước ngày 30-4-1975 số cơ sở buôn bán, dịch vụ ẩm thực và sạp chợ của giới thương nhân người Hoa trên địa bàn Thủ Đức chiếm khoảng 50%.
Thập niên 90 đánh dấu sự phát triển nhanh và bền vững của hoạt động thương mại trên địa bàn quận Thủ Đức, tốc độ tăng bình quân 30% / năm. Kinh doanh nhà hàng – khách sạn, nhà và biệt thự cho thuê, dịch vụ văn phòng cũng phát triển dù Thủ Đức là vùng ngoại thành. Một hình thức dịch vụ mới đang được triển khai có kết quả là xây và cho thuê dạng nhà phố, biệt thự cạnh các khu vui chơi giải trí và sinh hoạt thể thao.
Trên địa bàn Thủ Đức, ngoài chợ Thủ Đức ở trung tâm thị trấn, còn có 15 “chợ quê” với hơn 5.500 hộ buôn bán, điều đó đã nói lên phần nào quy mô hoạt động thương nghiệp tại đây. Trong quy hoạch chợ của thành phố, quận Thủ Đức đã có chợ đầu mối Tam Bình thay cho chợ đầu mối Cầu Muối – thuộc quận 1.
Một hoạt động có hiệu quả của Thủ Đức là ngoại thương, tăng trưởng đạt bình quân 14% / năm, vừa bảo đảm sản phẩm công – nông nghiệp của quận tham gia thị trường xuất khẩu, vừa thu ngoại tệ để nhập máy móc, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và nhu yếu phẩm cho thị trường nội địa.
Doanh thu thương mại-dịch vụ: năm 1991 đạt 310 tỉ, năm 1995 đạt 920 tỉ, năm 1997 (tách quận – không tính quận 2 và quận 9) đạt 753 tỉ, năm 2000 đạt 928 tỉ, năm 2001 đạt 1.188 tỉ, năm 2003 đạt 1.746 tỉ và năm 2004 đạt 2.252 tỉ đồng.